Trang chủ | Giới thiệu | Chia sẻ kinh nghiệm | Liên hệ
Hỗ trợ trực tuyến 09 44 24 91 91
- Tiến hành khảo sát đánh dấu các vị trí cần đóng Cọc Tiếp Địa, đào rãnh tiếp địa sâu 0.6 đến 0.8 m. khi rãnh hào được đào xong được chủ đầu tư nghiệm thu tiến hành đóng Cọc Tiếp Địa. Trong quá trình đóng cọc ta có thể sử dụng búa tạ hoặc dùng máy để ép cọc, các phương pháp thi công này đều phải tuân thủ các quy chuẩn sau: Đầu cọc không được tòe, thân Cọc Tiếp Địa không được cong vênh. Khi gặp nền đất quá cứng thì không được dùng búa đóng trực tiếp vào đầu Cọc Tiếp Địa mà phải đóng thông qua lớp ván gỗ hoặc sử dụng thiết bị chụp đầu cọc.
- Khi các Cọc Tiếp Địa đã được đóng ở vị trí đánh dấu nên tiến hành đo thử điện trở tiếp đất của từng đầu cọc, xác lập số liệu và tiến hành link các đầu Cọc Tiếp Địa lại với nhau. Khi liên kết được các đầu cọc ta tiến hành kiểm tra điện trở toàn bộ hệ thống lần cuối, nếu điện trở đạt yêu cầu thì tiến hành đầm lấp còn nếu không có thể đóng thêm Cọc Tiếp Địa hoặc dùng Hóa Chất Làm Giảm Điện Trở Tiếp Đất.
- Khoảng cách các cọc được bố trí dựa theo nguyên tắc chiều dài Cọc Tiếp Địa dài bao nhiêu thì khoảng cách các cọc được nhân lên gấp đôi. Đây là nguyên tắc đảm bảo hiệu của cũng như kinh tế nhất, nguyên nhân do Cọc Tiếp Địa bị ảnh hưởng của điện trở khuyếch tán, khoảng cách quá gần tạo hiện tượng giao thoa gây lãng phí.
- Biện Pháp Thi Công theo hình thức đóng Cọc Tiếp Địa sử dụng nhiều cho vùng đất trên bề mặt có điện trở suất thấp, nơi đồng bằng có diện tích đủ lớn. Nếu như các điều kiện trên không cho phép thì nên tiến hành thi công Hệ Thống Tiếp Địa theo phương pháp khoan thả Cọc Tiếp Địa.